top of page
Ảnh của tác giảVirtus Prosperity

BLACK MONDAY CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN - ĐIỀU GÌ ĐANG XẢY RA?



Trước những lo ngại về khả năng suy thoái kinh tế tại Mỹ, ngày 5/8/2024, thị trường chứng khoán thế giới nói chung và Châu á nói riêng đã chứng kiến một phiên bán tháo mạnh mẽ trong “ngày tồi tệ nhất từ trước đến nay." Đặc biệt với 2 thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 gương mặt tiêu biểu cho sự kiện này. Cùng Virtus điểm qua 1 số điểm nhấn chính như sau:



Thị trường chứng khoán Nhật Bản


Ngày 5/8/2024, chỉ số Topix giảm mạnh 13% trong phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ năm 1987, thấp hơn gần 25% so với mức đỉnh đạt được chỉ cách đây một tháng. Chỉ số Nikkei đóng cửa phiên này giảm 12,4% xuống 31.458,42 điểm. Tính theo phần trăm, đây là mức giảm lớn thứ hai kể từ vụ sụp đổ “Thứ Hai Đen tối” vào tháng 10/1987, khi chỉ số này mất 3.836,48 điểm, tương đương 14,9%. Trong khi đó, đồng Yen đang phục hồi mạnh, tăng 12% so với thời điểm chưa đến một tháng trước, khi đồng tiền này ở mức thấp nhất trong 37 năm. Nguyên nhân đến từ:


1, Những xáo trộn này trên thị trường phản ánh những thay đổi trong chính sách tiền tệ


Trong hơn 18 tháng qua, đồng Yen giảm mạnh khi FED tuyên bố tăng lãi suất (5.5% ở thời điểm hiện tại) trong khi BOJ (Ngân hàng trung ương Nhật Bản) vẫn duy trì mức lãi suất thấp -0.1% trong hơn 7 năm qua.


Khi đó, hoạt động giao dịch chênh lệch lãi suất (carry trade), tức các nhà đầu tư vay vốn rẻ bằng đồng Yen để thực hiện các khoản đầu tư sinh lợi cao hơn bằng đồng USD hoặc Euro phát triển mạnh mẽ, khiến đồng Yen suy yếu hơn nữa. Đồng Yen yếu đã thúc đẩy lợi nhuận ở nước ngoài của các công ty Nhật Bản và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Nhật Bản. Trong năm 2023 và nửa đầu năm 2024, khối ngoại đã mua ròng 9.000 tỷ yen (60 tỷ USD) cổ phiếu Nhật Bản.


Nhưng trong nửa đầu năm 2024, ngân hàng này đã nâng lãi suất từ khoảng -0,1% lên khoảng 0,25%. Ngược lại, Fed được dự đoán sẽ sớm bắt đầu hạ lãi suất trong nửa cuối 2024. Những dự đoán này tăng lên sau khi báo cáo việc làm của Mỹ tại ngày 2/8 cho thấy nền kinh tế nước này chỉ tạo thêm 114.000 việc làm trong tháng 7, thấp hơn mức dự đoán 175.000 việc làm của giới đầu tư.


2, Tỷ lệ vay margin – đỏn bẩy đạt mức cao kỷ lục từ 2006


Trên thị trường chứng khoán Nhật Bản, các giao dịch ký quỹ, tức các giao dịch được thực hiện bằng tiền đi vay - đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2006 trước khi xảy ra đợt bán tháo nói trên. Những khoản đầu tư bằng đòn bẩy tài chính này hiện đang được cắt giảm nhanh chóng. 


Hậu quả:


Đồng Yen yếu dẫn đến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Nhật. Giá cổ phiếu của Tokyo Electron, một nhà cung cấp thiết bị bán dẫn quan trọng, đã giảm 18% trong phiên 5/8. Cổ phiếu các ngân hàng lớn của Nhật Bản đều lao dốc, trong đó Mizuho Financial Group giảm 19,7%, Mitsubishi UFJ Financial Group giảm 17,8%, Resona Holdings giảm 19,5% và Sumitomo Mitsui Financial Group giảm 15,5%.


Rủi ro đến với những khoản vay, trái phiếu trong quá khứ với lãi suất thấp 0.1%-0.5%. Điển hình một số tổ chức vay USD bằng JPY như Berkshire Hathaway vay hơn 4 tỷ USD, Goldman Sachs 3.3 tỷ usd, JPMorgan Chase 2.82 tỷ, ... chưa kể tới các chính phủ và quốc gia khác tận dụng nguồn vốn chi phí thấp của JPY để đầu tư vào tài sản sinh lời.


Các công ty xuất khẩu Nhật Bản là đối tượng được hưởng lợi nhiều từ sự suy yếu của đồng yen vì họ tạo ra phần lớn doanh thu ở nước ngoài nhưng báo cáo thu nhập bằng đồng yen. Giờ đây, các công ty này lại rơi vào tình cảnh khó khăn.


Thị trường chứng khoán Hàn Quốc


TTCK Hàn Quốc Vào ngày 5/8, KOSPI đóng cửa ở mức 2441,55, giảm 234,64 điểm (8,77%) so với ngày giao dịch trước đó. Đây là mức giảm lớn nhất trong 16 năm kể từ ngày 24/10/2008 (-10,57%) trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cùng ngày, chỉ số KOSDAQ đóng cửa ở mức 691,28, giảm 88,05 điểm (11,3%) so với ngày giao dịch trước đó, phá vỡ mốc 700. Nguyên nhân: 


1. Lo ngại về suy thoái toàn cầu trước báo cáo của nền kinh tế Mỹ


Hàn Quốc chịu thiệt hại do cơ cấu kinh tế “lấy chất bán dẫn làm trung tâm” và TTCP trong 6 tháng đầu năm tăng trưởng bởi các ngành dẫn đầu thị trường, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo và chất bán dẫn. Điều này là do các công ty bán dẫn đã phải chịu tổn thất đặc biệt nặng nề trong thời kỳ suy thoái toàn cầu này=> lo ngại về bong bóng AI.


2. Thanh lý 'giao dịch buôn bán đồng yên'

 

Số tiền vay với lãi suất thấp ở Nhật Bản đều được đầu tư vào thị trường chứng khoán toàn cầu và một phần đáng kể trong số đó sẽ được đầu tư vào Hàn Quốc, gây ra tình trạng thị trường giảm mạnh (nước ngoài đã bán ròng 1,4205 nghìn tỷ won trên thị trường chứng khoán, mức lớn nhất trong 2 năm).


3. Hiệu ứng Domino 


Các nhà đầu tư tổ chức thường đầu tư theo khu vực toàn cầu hơn là theo một quốc gia cụ thể và Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan được nhóm lại với nhau như những 'chứng khoán Đông Á' đại diện." “Khi giá cổ phiếu Nhật Bản giảm mạnh và mọi người cố gắng bán bớt cổ phiếu Hàn Quốc,” và cổ phiếu Đài Loan được bán cùng nhau, và vì điều này, chỉ số chứng khoán Hàn Quốc và Đài Loan cũng giảm.

0 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page