Trung Tâm Tài Chính: Sức Mạnh Kinh Tế Toàn Cầu và Cơ Hội Cho Việt Nam
- Virtus Prosperity
- 25 thg 3
- 6 phút đọc

Trung tâm tài chính là gì?
Hiện nay, chưa có một định nghĩa chính thức nào về trung tâm tài chính. Có thể hiểu một cách đơn giản, trung tâm tài chính là khu vực tập trung rất nhiều các định chế lớn như các ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm,.. và là nơi diễn ra các giao dịch các sản phẩm tài chính.
Tiêu chí đánh giá trung tâm tài chính
Theo GFCI, 5 tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của một trung tâm tài chính gồm:
1) Môi trường kinh doanh
2) Nhân lực
3) Cơ sở hạ tầng
4) Mức độ phát triển của lĩnh vực tài chính
5) Uy tín của thành phố đặt trung tâm tài chính.

GFCI cập nhật bảng xếp hạng hai lần mỗi năm (tháng 3 và tháng 9). Tính đến tháng 3/2025, thế giới có 119 trung tâm tài chính.



Có thể thấy rằng New York vẫn giữ vững vị trí số 1 về cả 5 tiêu chí, nhưng đang có dấu hiệu giảm tốc trong khi các trung tâm khác vươn lên mạnh mẽ.
Một số trung tâm tài chính lớn tại Châu Á
1. Hong Kong
Hong Kong tiếp tục vượt Singapore trở thành trung tâm tài chính lớn nhất Châu Á và thứ 3 toàn cầu. Thành công này đến từ nhiều yếu tố quan trọng:
Sự phát triển lâu đời của hệ thống tài chính: Ngay từ khi vẫn là thuộc địa của Anh kể từ năm 1841, Hong Kong đã được phát triển từ một làng chài trở thành một khu vực giao thương nhộn nhịp, cùng với đó là sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài như: East Fan Bank, Favorable Bank, Standard Chartered Bank và HSBC. Hiện tại, hơn 70 trong số 100 ngân hàng lớn nhất thế giới có mặt tại Hồng Kông và hơn 29 ngân hàng đa quốc gia có trụ sở khu vực tại Hồng Kông.
Hệ thống pháp luật minh bạch: Mặc dù đã là một phần của Trung Quốc, Hong Kong vẫn duy trì cơ chế "Một quốc gia, hai chế độ". Hệ thống Basic Law của Hồng Kông giúp bảo tồn hệ thống luật Common Law của nước Anh, duy trì nhiều quy định có từ thời thuộc địa như quyền sở hữu, quyền tự do phát ngôn và hệ thống tư pháp độc lập.
Thu hút nguồn vốn từ đại lục và các doanh nghiệp Trung Quốc: 56% doanh nghiệp thuộc Trung Quốc đại lục niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong nhằm dễ dàng thu hút nguồn vốn từ nước ngoài. Đồng thời, Hong Kong cũng là trung tâm quản lý tài sản cho giới giàu có từ đại lục.
Chính sách thu hút nhân tài: Vào tháng 12 năm 2022, chính phủ đã triển khai Chương trình thu hút tài năng (Top Talent Pass Scheme) nhằm thu hút những tài năng có thu nhập cao và các sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học hàng đầu thế giới. Theo báo cáo của Cơ quan Di trú, tổng cộng 49.737 visa đã được cấp theo sáng kiến này trong năm 2023, trong đó có 11.686 visa cấp cho những cá nhân có thu nhập không dưới 2,5 triệu HK$ (320.000 USD) trong năm trước đó. Tính đến tháng 9 năm 2024, các con số tương ứng là 30.851 visa và 9.225 cá nhân.


2. Singapore
Singapore xếp thứ tại Châu Á và thứ 4 toàn cầu nhờ vào những lợi thế sau:
Vị trí chiến lược: Nằm ở ngã ba của các tuyến đường hàng hải lớn, Singapore là cửa ngõ vào Đông Nam Á và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Vị trí này giúp Singapore trở thành một trung tâm quan trọng cho thương mại quốc tế, tài chính và đầu tư.
Công nghệ tài chính phát triển: Singapore là trung tâm Fintech của ASEAN, nơi đặt trụ sở của khoảng 40% công ty Fintech, là khu vực tạo tiền đề nhảy vào thị trường Đông Nam Á. Đây cũng là nước đầu tiên thiết lập sandbox quản lý giúp các startup Fintech thử nghiệm mô hình kinh doanh mới.
Hạ tầng tài chính mạnh mẽ: Chính phủ Singapore từ lâu đã coi ngành dịch vụ tài chính là trụ cột tăng trưởng, chứ không chỉ là công cụ hỗ trợ nền kinh tế. Để thực hiện việc này, ông Lý Quang Diệu sử dụng cách tiếp cận "nhà nước kiến tạo phát triển" (developmental state). Theo đó, nhà nước xác định các ngành then chốt có thể đóng góp vào GDP và ban hành các chính sách phù hợp hỗ trợ. Singapore sở hữu một thị trường tài chính phát triển với đầy đủ các dịch vụ tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, quản lý tài sản và giao dịch ngoại hối. Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (MAS) đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết và giám sát ngành tài chính, đảm bảo sự ổn định và minh bạch.
Môi trường kinh doanh thuận lợi: Các quy định thân thiện với doanh nghiệp, thuế suất thấp và việc dễ dàng thiết lập doanh nghiệp thu hút các tập đoàn đa quốc gia, các tổ chức tài chính và nhà đầu tư. Singapore có 25 hiệp định FTAs, 90 hiệp định DTAs.
Thị trường mở và lực lượng lao động cạnh tranh cũng đóng góp vào sự phát triển của Singapore như một trung tâm tài chính.
Đơn vị (triệu USD) | 2024 | 2023 |
Tổng giá trị giao dịch | 305,374 | 258,387 |
Giá trị giao dịch mỗi phiên | 1,212 | 1038 |
2024 | 2023 | % thay đổi | |
Công ty Singapore | 242,013 | 200,712 | 21% |
Công ty nước ngoài (loại trừ Trung Quốc) | 47,167 | 47,180 | 0% |
Công ty Trung Quốc | 16,194 | 10,657 | 52% |
Tổng giá trị giao dịch chia theo loại hình công ty
3. So sánh 2 trung tâm ở một số lĩnh vực trong tài chính (theo GFCI)
Hong Kong Rank | Singapore Rank | |
Ngân hàng | 3 | 5 |
Quản lý gia sản | 2 | 3 |
Bảo hiểm | 1 | 4 |
Luật pháp | 4 | 6 |
Công nghệ | 6 | 2 |
Giao dịch | 3 | 5 |
Việt Nam liệu có thể trở thành trung tâm tài chính?
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1718/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo về Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình cũng đã có chuyến thăm nước Anh nhằm mở rộng cơ hội hợp tác để phát triển trung tâm tài chính tại Việt Nam. Liệu kế hoạch này có khả thi khi thành lập tại Hồ Chí Minh và Đà Nẵng?
Dựa trên các yếu tố của GFCI, có thể thấy rằng:
Về môi trường kinh doanh: Việt Nam đang tạo những chính sách nhằm thu hút những doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên việc tinh giảm, sáp nhập sẽ cần thời gian để bộ máy vận hành trơn tru.
Yếu tố con người: Việt Nam có rất nhiều cơ hội khi dân số đang ở thời kỳ dân số vàng, tuy nhiên trình độ lao động chưa cao.
Yếu tố cơ sở hạ tầng: Việt Nam hiện tại đang đẩy mạnh đầu tư công, đặc biệt sân bay Long Thành sẽ tạo một cú hích lớn cho dịch vụ vận tải tại miền Nam.
Source: Ministry of Finance, MBS Research Mức độ phát triển về lĩnh vực tài chính: Việc thực hiện thành công KRX và hoàn tất thủ tục nâng hạng thị trường sẽ là cú hích lớn của ngành tài chính Việt Nam. Bên cạnh đó, các luật liên quan đến tài sản số cần có chế tài quy định.
Kết luận
Nhìn chung, Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức để có thể thành lập trung tâm tài chính trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, với nỗ lực của chính phủ, Việt Nam hoàn toàn có thể hoàn thành kế hoạch đã đề ra trong tương la
Comments